Mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng miễn phí
Mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm tra, theo dõi và giám sát chất lượng vệ sinh. Giúp đảm bảo tiến độ công việc và chất lượng vệ sinh đạt yêu cầu với tiêu chí đề ra ban đầu.
Với sự phát triển rầm rộ của dịch vụ vệ sinh văn phòng thì việc có thể dễ dàng kiểm soát cũng như theo dõi được đầy đủ, chính xác các công việc của đơn vị vệ sinh mà mình đã ký hợp đồng làm được những gì thì sử dụng mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng là công cụ hữu hiệu nhất.
Mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng sẽ giúp mọi người có thể thực hiện và theo dõi công việc hiệu quả và nhanh chóng, không bỏ sót bất kỳ công việc nào từ nhỏ đến lớn. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu checklist công việc vệ sinh là gì và các mẫu checklist vệ sinh văn phòng chuẩn xác nhất nhé.
Checklist công việc là gì?
Checklist còn được gọi là Danh sách kiểm tra là một bảng liệt kê chi tiết tất cả các công việc cụ thể cần thực hiện trong từng giai đoạn ngắn hạn hay dài hạn nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, checklist được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong đó có checklist vệ sinh.
Checklist vệ sinh là bảng danh sách các công việc vệ sinh cần được hoàn thành hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng. Bảng checklist giúp nhân viên và người quản lý đảm bảo rằng không có bất kỳ công việc nào bị bỏ sót để đem lại sự hài lòng cho khách hàng.
Hiện tại, tất cả các công ty dịch vụ vệ sinh đều áp dụng checklist công việc cho các bộ phận để đảm bảo chất lượng dịch vụ được tốt nhất, chắc chắn mọi hạng mục vệ sinh đều được hoàn thành cho dù có nhiều công việc cần phải làm.
Tầm quan trọng của checklist vệ sinh văn phòng
Checklist vệ sinh văn phòng là mẫu cần có để đảm bảo các hoạt động của đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.
Không phải ngẫu nhiên mà checklist văn phòng lại được ứng dụng rộng rãi mà bởi vì checklist mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng, giúp chúng ta có thể giám sát và hoàn thiện các công việc một cách hiệu quả nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu những lợi ích của checklist vệ sinh văn phòng nhé.
Tầm quan trọng checklist vệ sinh đối với nhân viên vệ sinh
Mẫu checklist công việc vệ sinh giúp bản thân người thực hiện công tác vệ sinh biết và nắm rõ những công việc cần phải làm hằng ngày, đảm bảo không bỏ sót các hạng mục vệ sinh dù là việc nhỏ nhất. Có thể kiểm soát được thời gian cần thiết cho từng công việc và sắp xếp công việc một cách khoa học và hợp lý. Giúp bạn có thể hoàn thành tốt các công việc đề ra.
Tầm quan trọng checklist vệ sinh đối với người quản lý
Dựa vào checklist vệ sinh, bạn sẽ biết được việc nào cần dành thời gian, việc nào cần ưu tiên làm trước để sắp xếp, hướng dẫn nhân viên thực hiện, nhằm hướng đến hoàn thành đầy đủ mục tiêu đề ra. Checklist còn giúp người quản lý phát hiện ra thiếu sót từ một vị trí nào đó trong bộ phận để có thể đôn đốc, đưa ra giải pháp để nhân viên đó tiến hành công việc nhanh chóng hơn. Hơn nữa, nó cũng giúp đánh giá được năng lực của các nhân sự thuộc bộ phận của mình.
Tầm quan trọng checklist vệ sinh đối với khách hàng
Checklist vệ sinh sẽ giúp cho khách hàng nắm được các tiêu chí vệ sinh mà đơn vị cung cấp dịch vụ đưa ra. Dựa vào checklist vệ sinh, khách hàng có thể kiểm tra chính xác và đánh giá khách quan việc dọn dẹp vệ sinh văn phòng có thực sự đạt hiệu quả như đơn vị đã cam kết hay chưa. Từ đó đưa ra các yêu cầu cải thiện để phù hợp với nhu cầu thực tế của văn phòng.
Checklist vệ sinh văn phòng gồm những gì?
Để nhân viên vệ sinh, quản lý cũng như khách hàng có thể làm việc, giám sát và theo dõi được công việc vệ sinh một cách dễ dàng thì checklist vệ sinh văn phòng phải khoa học, rõ ràng và hợp lý. Vì vậy, sau quá trình làm việc, chúng tôi đúc kết ra được một checklist vệ sinh văn phòng sẽ bao gồm những yếu tố cơ bản dưới đây. Tùy vào từng công ty khác nhau có thể thay đổi một vài yếu tố để phù hợp.
- STT: Số thứ tự công việc cần làm
- Nội dung công việc: Những việc là bên công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh sẽ làm cho doanh nghiệp
- Ngày: Ngày tháng năm mà công việc được thực hiện
- Người thực hiện: Họ và tên nhân viên thực hiện công việc
- Kết quả: Nhiệm vụ đã hoàn thành (đánh dấu ü), nhiệm vụ chưa hoàn thành (đánh dấu X)
- Đề xuất: Đưa ra các ý kiến để cải thiện công việc
- Nhận xét: Đại diện phía doanh nghiệp nghiệm thu kết quả (Chưa đạt, Đạt, Tốt, Xuất sắc,…)
Mẫu checklist vệ sinh văn phòng chi tiết miễn phí
Bảng checklist vệ sinh văn phòng giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát và đánh giá về dịch vụ họ đang sử dụng. Việc nhận xét hay phê bình nhân viên cũng cụ thể đối với người thực hiện. Thông thường những hạng mục vệ sinh sẽ phù hợp với hợp đồng dịch vụ thỏa thuận trước đó và yêu cầu của văn phòng.
Mẫu checklist công việc vệ sinh văn phòng tham khảo tải miễn phí:
Chi tiết các công việc trong checklist vệ sinh văn phòng
Khu vực chung
Quét dọn nền nhà: quét và lau dọn tất cả các mặt sàn. Làm sạch các vết bẩn, vết ố trên sàn.
Lau kính, bệ cửa sổ: Lau sạch tất cả kính trong văn phòng (như cửa ra vào và cửa sổ) bằng khăn sạch cả mặt trong và mặt ngoài. Sử dụng khăn sạch để lau sạch bụi bệ cửa sổ
Thu gom rác thải, đổ rác: Kiểm tra thùng rác và loại bỏ rác thải nếu cần thiết. Dọn sạch tất cả các túi rác, tập kết rác vào nơi để rác và thay thế túi rác sạch
Lau dọn bàn làm việc: Dọn dẹp và lau bụi, loại bỏ tất cả các vết bẩn thực phẩm như trà, cà phê hay vết bẩn khác bằng khăn sạch.
Rửa/thay ly uống nước: Rửa sạch ly uống nước hằng ngày, thay ly mới nếu có ly cũ hay ly bể.
Quét dọn, chùi toilet: lau chùi các thiết bị trong phòng vệ sinh chung. Lau gương, lavabo, vòi nước, bồn cầu, bồn tiểu sạch sẽ.
Hút bụi trong phòng, thảm (4 lần/tuần): hút bụi ở các góc, gầm tủ, gầm bàn, khe sửa,… Hút các mẩu rác nhỏ, bụi trên thảm.
Lau kính vách ngăn: Lau sạch các kính vách ngăn giữa các bộ phận bằng khăn sạch
Dọn dẹp tủ hồ sơ: Lau bụi các tủ hồ sơ, sắp xếp gọn lại các hồ sơ nhưng tránh làm lộn xộn hồ sơ để dễ dàng trong việc tìm kiếm
Khu vực bếp và nơi nghỉ ngơi
Vệ sinh bồn rửa chén: Sử dụng bùi nhùi xanh cùng chất tẩy rửa để làm sạch các vết bẩn cũng như dầu mỡ bám trên bồn rửa.
Làm sạch bàn ăn: Lau chùi và dọn dẹp khu vực bếp và bàn ăn. Lau chùi các vết bẩn, thức ăn vương vãi và các vết dầu mỡ
Vệ sinh các vật dụng trong phòng: Lau chùi, làm sạch các vật dụng khác trong phòng để đảm bảo khu vực bếp được sạch sẽ.
Quét dọn chỗ nghỉ ngơi: dọn dẹp, quét bụi chỗ nghỉ ngơi để giảm thiểu bụi bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên
Khu vực toilet
Làm sạch bồn rửa tay: Sử dụng bùi nhùi và chất tẩy rửa thích hợp để làm sạch và tẩy trắng bồn rửa tay. Bạn cũng đừng quên vệ sinh vòi nước trước khi chuyển sang công việc khác nhé.
Lau gương: Sử dụng khăn mềm, sạch và nước lau kính để làm sạch gương. Hãy đảm bảo gương luôn sáng sạch nhé.
Làm sạch vách ngăn: Lau chùi, cọ rửa vách ngăn dính bẩn bằng bàn chải.
Nạp đầy giấy vệ sinh, xà phòng: Thay thế các lõi giấy vệ sinh đã hết và đổ đầy xà phòng vào các hộp đựng xà phòng để đảm bảo luôn luôn có sẵn cho người dùng.
Vệ sinh kệ, tủ: Lau chùi các kệ tủ trong nhà vệ sinh
Làm sạch và vệ sinh nhà vệ sinh: Lau chùi, làm sạch, khử trùng các thiết bị trong nhà vệ sinh như: bồn tiểu, bồn cầu,…